VINACAS: Sẽ kiến nghị hạn chế nhập khẩu nhân điều vỏ lụa và nhân trắng

Rate this post
Ngoài ra, VINACAS cũng sẽ đề xuất với Chính phủ giải pháp ngăn chặn chuyển giao công nghệ – thiết bị chế biến điều ra nước ngoài, kiểm soát chất lượng điều thô nhập khẩu…
Ảnh minh họa.
Số liệu của Bộ NN-PTNT cho biết, năm 2020 Việt Nam xuất khẩu nhân điều đạt kim ngạch 3,188 tỷ USD, bằng 97% về trị giá so với cùng kỳ 2019 và chiếm khoảng 8,2%/ tổng kim ngạch xuất khẩu của toàn ngành nông nghiệp trong năm 2020.
Thống kê sơ bộ của Tổng Cục Hải quan, nhập khẩu của toàn ngành từ ngày 01/1/2020 đến ngày 15/12/2020 đạt khoảng 1,38 triệu tấn điều thô xuất xứ khác nhau, với tổng trị giá nhập khẩu là 1,7 tỷ USD, thấp hơn so với cùng kỳ năm 2019.
Ông Phạm Văn Công, Chủ tịch Hiệp hội điều Việt Nam (VINACAS) cho biết, tình hình đại dịch Covid-19 hay việc thực thi, thay đổi chính sách thương mại của một số nước liên quan đến hoạt động của ngành điều (trong đó có những nước lớn, những nước là bạn hàng lớn của ngành điều Việt Nam) đã tác động mạnh đến thị trường và hoạt động của các doanh nghiệp ngành điều trong thời gian qua.
Theo ông Công, dự báo, trong năm 2021 sẽ có những diễn biến khó lường của đại dịch Covid-19, môi trường quốc tế cũng như thị trường hạt điều. Do vậy, các doanh nghiệp ngành điều đặt mục tiêu phấn đấu xuất khẩu đạt 3,6 tỷ USD điều nhân, đạt 112,9% so với 2020, chỉ tiêu do Bộ NN-PTNT đề ra. Ngoài ra, VINACAS thống nhất triển khai thực hiện kiến nghị với Chính phủ về “Chiến lược phát triển ngành điều Việt Nam trong tình hình mới”, trong đó, đề xuất những cơ chế chính sách của nhà nước nhằm 2 mục tiêu lớn, đó là.
Thứ nhất, phát triển mạnh chế biến sâu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của thị trường thế giới; giành vị trí xứng đáng trong chuỗi giá trị điều toàn cầu, đồng thời, phát triển thị trường trong nước.
Thứ hai, phát triển mạnh vùng nguyên liệu theo hướng chất lượng, hiệu quả; vừa tạo thế chủ động về nguồn nguyên liệu chất lượng cho chế biến, vừa góp phần thực hiện thành công chính sách tam nông của nhà nước: Nông nghiệp, Nông dân, Nông thôn.
VINACAS cũng sẽ đề xuất với Chính phủ và các Bộ Ban Ngành chức năng sửa đổi những quy định chưa hợp lý, bổ sung những quy định phù hợp liên quan đến ngành điều, như: Chính sách hạn chế nhập khẩu nhân điều còn vỏ lụa và nhân trắng; Ngăn chặn việc chuyển giao công nghệ – thiết bị chế biến điều ra nước ngoài; Kiểm soát chất lượng điều thô nhập khẩu thông qua việc hoàn thiện về TCVN về hạt điều thô và xây dựng định mức nguyên liệu nhập khẩu.
“Năm 2021 dù có nhiều biến động khó lường, dù sẽ có thêm nhiều khó khăn, thách thức trên thương trường quốc tế nhưng chắc chắn rằng với sự nỗ lực, năng động của mỗi Hội viên, doanh nghiệp trong ngành cùng sự hỗ trợ của các ngành, các cấp đặc biệt là sự đồng hành, hỗ trợ hiệu quả, thiết thực của VINACAS, ngành điều Việt Nam sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ, giữ vững vị trí đứng đầu thế giới trong xuất khẩu nhân điều, góp phần xứng đáng vào sự phát triển chung của đất nước”, ông Công chia sẻ.
Năm 2020, VINACAS đã ký thỏa thuận với Viện Nghiên cứu và Phát triển Ngành nghề nông thôn Việt Nam (VIRI) về việc hợp tác hỗ trợ thực hiện các hoạt động trong khuôn khổ Dự án “Xúc tiến cung và cầu cho các sản phẩm chế biến nông sản đạt chứng nhận sinh thái – công bằng tại Việt Nam” (ECO-FAIR).
Đây là Dự án do EU tài trợ với tổng giá trị trên 1,8 triệu EUR, thực hiện từ tháng 4/2020 đến tháng 4/2023 do VIRI chủ trì, các đối tác thực hiện dự án gồm: Trung tâm Sáng tạo và Phát triển bền vững; Công ty TNHH Trung tâm Sản xuất sạch hơn; Công ty TNHH Funzilife. Mục tiêu chung của Dự án: Thúc đẩy sản xuất bền vững.

NGUYỄN HUYỀN

Nguồn: bizlive.vn

Exit mobile version