Vấn đề về chất lượng lúa gạo xuất khẩu Việt Nam và giải pháp tháo gỡ

Rate this post
Nằm trong top 3 nước xuất khẩu gạo hàng đầu thế giới, tuy nhiên, một trong những thách thức lớn của ngành lúa gạo Việt Nam là chất lượng gạo xuất khẩu không đồng đều. Vậy ngành lúa gạo phải làm gì để có thể cải thiện tình trạng này?
Ảnh minh họa.
Thực trạng chất lượng gạo tại Việt Nam
Ông Hồ Phạm Hoàng Nguyên, Tổng giám đốc Kinh doanh của Tập đoàn Buhler tại Việt Nam cho biết, trong những năm vừa qua, có một số khách hàng quốc tế đã phản hồi về chất lượng gạo nhập khẩu từ Việt Nam, liên quan đến chất lượng gạo thành phẩm không đồng đều trong từng lô gạo.
Những tiêu chuẩn chất lượng gạo như độ bóng, độ sáng và độ trắng được đo bằng các thiết bị máy móc có độ chính xác chưa cao hoặc bằng các phương pháp thủ công và trực quan. Đây là lý do lớn nhất dẫn đến chất lượng gạo không được đồng đều, vì có sự khác biệt về cảm quan của mỗi người và phương pháp lấy mẫu khác nhau.
Đồng thời, phương pháp kiểm tra thủ công và trực quan này phải tiêu tốn nhiều chi phí và nguồn lực để thực hiện.
Ông Hồ Phạm Hoàng Nguyên, Tổng giám đốc Kinh doanh của Tập đoàn Buhler tại Việt Nam
Hướng phát triển lâu dài cho ngành xuất khẩu gạo
Vào tháng 10/2019, Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nguyễn Xuân Cường cho biết thị trường gạo toàn cầu hiện nay khoảng 36-40 triệu tấn/năm. Trong khi, Việt Nam xuất khẩu từ 6,5 đến 7 triệu tấn gạo/năm nhưng không đạt được giá trị xuất khẩu cao do cách tiếp cận bị động.
Và như lời đề nghị của Bộ trưởng, việc thúc đẩy sản xuất gạo chất lượng cao hơn là giải pháp để ngành gạo xuất khẩu phát triển lâu dài. Hơn nữa, để đạt được hiệu quả chất lượng trong sản xuất lúa gạo, ngành lúa gạo cần có những thước đo tiêu chuẩn để có thể đo đếm được việc này.
Vì vậy, việc EU cam kết dành hạn ngạch thuế quan 80.000 tấn gạo/năm cho Việt Nam trong khuôn khổ Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam – Liên minh châu Âu (EVFTA) có hiệu lực vào ngày 1/8/2020 là cơ hội để ngành lúa gạo của Việt Nam thay đổi một cách sâu sắc.
Theo TS. Lê Thanh Tùng, Phó Cục trưởng Cục Trồng trọt – Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn: “Nếu xét về số lượng thì con số 80 ngàn tấn gạo xuất khẩu vào thị trường EU so với 6,5 – 7 triệu tấn gạo Việt Nam xuất khẩu hàng năm là không lớn, nhưng xét về chất lượng, về giá trị tiềm ẩn là rất lớn và đây chính là cơ hội để ngành lúa gạo sản xuất theo tiêu chuẩn quốc tế như Global GAP hoặc là các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP)…
Trước đây do không có thị trường hoặc là bán với giá gạo thường nên không thay đổi tư duy sản xuất của người nông dân nhưng nay thị trường EU với những yêu cầu chặt chẽ về chất lượng, xuất xứ hàng hoá, chứng nhận chủng loại của EU… sẽ là “cú hích” đối với ngành lúa gạo trong nước.
Do vậy, có thể xem thị trường EU là điểm khởi phát để hạt gạo Việt Nam đi vào các thị trường chất lượng cao khác, khi được thị trường EU chấp nhận sẽ tạo thành thương hiệu cho hạt gạo Việt Nam và đây sẽ là một giá trị vô hình và là cơ hội để Việt Nam xây dựng thành công thương hiệu gạo”, TS. Lê Thanh Tùng nhận định.
Để làm được điều này ngành lúa gạo Việt Nam phải thay đổi từ tư duy sản xuất của người nông dân đến các công đoạn sau thu hoạch. Đặc biệt ở khâu chế biến, các nhà máy xay xát phải áp dụng các giải pháp công nghệ tiên tiến hàng đầu hiện nay mới đáp ứng được các yêu cầu khắc khe của thị trường EU.
Các giải pháp công nghệ cao đến từ các nước phát triển dành cho ngành lúa gạo Việt Nam
“Với cam kết về chất lượng và được xác nhận bởi nhiều tổ chức quốc tế uy tín hàng đầu về đo lường chất lượng gạo xuất khẩu. Tập đoàn Buhler – có trụ sở chính tại Thụy Sĩ với lịch sử thành lập hơn 150 năm và đã có mặt tại Việt Nam vào những năm 1960, và cũng là một trong những nhà dẫn đầu về giải pháp tiên tiến trên thế giới về nông sản sau thu hoạch, do đó, chúng tôi hiểu được vấn đề của ngành lúa gạo Việt Nam và nhu cầu của các nhà máy cũng như mong muốn từ các khách hàng quốc tế”, ông Hồ Phạm Hoàng Nguyên nhấn mạnh.
Tập đoàn Buhler đã làm việc trên nền tảng kỹ thuật số để phát triển các giải pháp xay xát lúa gạo nhằm đảm bảo các tiêu chuẩn về chất lượng luôn đồng đều về độ sáng, độ bóng và độ trắng.
Vào đầu năm 2020, Buhler đã ra mắt thành công giải pháp cảm biến trực tuyến kỹ thuật số (DROA) được lắp đặt trong đường ống sản phẩm đang chạy, thiết bị này có thể đo được trực tuyến và liên tục với độ chính xác lên đến 99% để đảm bảo các thông số về chất lượng nêu trên.
Nổi bật hơn, bộ cảm biến kỹ thuật số này có thể được tích hợp với bộ tự động hóa của Buhler để đưa ra cảnh báo cho người vận hành khi các thông số kỹ thuật về chất lượng bị thay đổi so với giá trị ban đầu đã được cài đặt từ người vận hành. Các nhà máy xay xát có thể gửi những thông số này cho khách hàng của mình. Điều này tạo nên sự tin cậy giữa các nhà máy và đối tác của họ, rằng toàn bộ quá trình sản xuất lúa gạo đã tuân thủ tốt các thông số kỹ thuật và chất lượng một cách đồng nhất.
Hiện nay, Buhler Việt Nam là một công ty con thuộc tập đoàn Buhler có trụ sở chính đặt tại Uzwil Thụy Sĩ. Đến nay, Buhler đã có văn phòng tại Hà Nội và TP.HCM, ngoài ra, Buhler còn xây dựng một Trung tâm chăm sóc khách hàng tại Bình Dương, một nhà máy tại Long An phục vụ cho ngành lúa gạo Việt Nam và toàn bộ thị trường Đông Nam Á.

QUANG TRÍ

Nguồn: bizlive.vn

Exit mobile version