Tập đoàn Tân Long – tầm nhìn và mục tiêu phát triển gạo Việt

Rate this post
Những năm qua, trên thị trường gạo Việt Nam không chỉ giá bán cao hơn mà còn từng bước khẳng định được uy tín, thương hiệu. Song, để có thị trường xuất khẩu ổn định, doanh nghiệp cần có chiến lược đường dài để “biến” hạt gạo thành “hạt vàng”.
Cánh đồng lúa sản xuất theo VIetGAP của Tập đoàn Tân Long – Ảnh tập đàn cung cấp
Theo dự báo của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA), năm 2021, sản lượng gạo nhập khẩu toàn cầu ước đạt 44,79 triệu tấn, tăng 1% so với năm 2020. Trong đó, các quốc gia được kỳ vọng sẽ tiếp tục gia tăng nhập khẩu gạo là Philippines (tăng 13%), Bờ Biển Ngà (tăng 9,1%), Ghana (tăng 5,6%) và EU (tăng 2,1%). Đây là những thị trường xuất khẩu chính của gạo Việt Nam.
Xây dựng chiến lược chất lượng gạo dài hạn
Nếu trước đây người tiêu dùng trong nước thường ưa dùng gạo Thái Lan thì vài năm gần đây, các loại gạo thơm, chất lượng cao của Việt Nam như: ST24, ST25, Japonica, Jasmine, gạo lức huyết rồng,… được người tiêu dùng trong nước sử dụng ngày càng nhiều hơn. Giá gạo thơm, gạo đặc sản có giá giao động từ 22.000 – 50.000 đồng/kg.
Đặc biệt, sau khi gạo ST25 giành danh hiệu “Gạo ngon nhất thế giới”, đã tạo cơn sốt “săn lùng” loại gạo này ở thị trường trong nước từ cuối năm 2019 đến nay, vì gạo ST25 lúc giành “ngôi vương” chỉ mới là sản phẩm sản xuất thử nghiệm nên chưa đáp ứng nhu cầu thị trường nội địa.
GS.TS Nguyễn Thị Lang – Viện Nghiên cứu nông nghiệp công nghệ cao đồng bằng sông Cửu Long nhận định, lúa gạo là một trong những ngành hàng thành công nhất thời gian qua. Chất lượng gạo cũng thay đổi và ngày càng được nâng cao. Rất nhiều nguyên nhân dẫn đến những thành công nêu trên, như: Việt Nam có hệ thống thủy lợi được đầu tư, xây dựng bài bản nhằm phục vụ sản xuất lúa gạo; hệ thống chế biến, bảo quản tốt; đẩy mạnh và thực hiện cơ giới hóa trong sản xuất…
Bên cạnh những nguyên nhân trên, chất lượng luôn là yếu tố cốt lõi của sự phát triển. Chất lượng ở đây là truy xuất được về nguồn gốc từ giống lúa đến nơi sản xuất, kiểm soát được phẩm chất gạo từ khâu xử lý sau thu hoạch đến sấy, trữ kịp thời để giữ các đặc tính của gạo đến bước xát trắng, lau bóng, tách màu để tạo nên hạt gạo trắng, bóng, đồng đều. Sau gần 2 năm phục vụ thị trường nội địa, thương hiệu gạo A An thuộc Tập đoàn Tân Long luôn giữ cam kết không đấu trộn, và đặc biệt là không sử dụng hóa chất để tạo nên những hạt gạo với đúng tiêu chí: Lành gạo – Ngon cơm.

Tập đoàn Tân Long hướng đến mục tiêu xây dựng chiến lược chất lượng gạo dài hạn

Nhưng để giữ được yếu tố chất lượng gạo còn cần phải có sự kiểm soát đồng bộ ngay từ trên cánh đồng. Trong chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ, doanh nghiệp có vai trò rất quan trọng vì không chỉ là kênh thu mua cho nông dân, tạo nên thành phẩm và phát triển thị trường mà còn đồng hành cùng nông dân để canh tác văn minh, canh tác sạch và ngày càng hiện đại.
Tập đoàn Tân Long luôn song hành cùng nông dân trong phương thức canh tác và ứng dụng các thành tựu khoa học, kỹ thuật vào đồng ruộng, như “1 phải, 5 giảm” (phải sử dụng giống lúa cấp xác nhận hoặc nguyên chủng; giảm lượng hạt giống gieo trồng, giảm phân bón, giảm sử dụng thuốc bảo vệ thực vật (BVTV), giảm lượng nước tưới, giảm thất thoát sau thu hoạch) hoặc “3 giảm, 3 tăng” (giảm giống gieo sạ, giảm thuốc BVTV, giảm lượng phân hóa học; tăng năng suất, chất lượng và hiệu quả kinh tế).
Gạo Việt Nam đang chịu cạnh tranh gay gắt từ Thái Lan, Ấn Độ, Campuchia, vì vậy, việc khẳng định chất lượng gạo đóng vai trò quan trọng. Tuy nhiên, để gạo Việt ngày càng khẳng định uy tín, thương hiệu trên thị trường quốc tế, tạo được nhiều lợi thế cạnh tranh, ngoài việc nông dân phải ứng dụng đầy đủ các thành tựu khoa học – kỹ thuật, quy định, tiêu chuẩn vào sản xuất thì việc xây dựng thương hiệu gạo cũng đóng vai trò quan trọng.
Kỳ vọng phát triển thương hiệu gạo nội địa
Tập đoàn Tân Long bắt đầu tạo dấu ấn trên thị trường lúa gạo từ cuối năm 2016, với những hợp đồng xuất khẩu gạo Japonica đầu tiên cho chính phủ Hàn Quốc. Nhưng thực tế, hơn 10 năm trước từ năm 2010 Tân Long đã bén duyên với thương mại gạo. Cho đến nay, lúa gạo đã trở thành một lĩnh vực đặc biệt quan trọng trong cơ cấu ngành nghề của Tập đoàn. Xuất khẩu đã đặt những viên gạch đầu tiên cho sự phát triển lúa gạo của Tân Long và vẫn sẽ là hoạt động mũi nhọn trong định hướng phát triển sau này.
Thời điểm cuối năm 2020 và sau vụ đông xuân 2021 vừa qua, ngành nông nghiệp chuyển đổi cơ cấu gieo trồng sang các giống gạo chất lượng cao, dẫn đến quy mô nhóm gạo trung bình và trung bình thấp bị thu hẹp. Quy mô thu hẹp, sản lượng giảm đồng nghĩa với lợi thế về giá so với các quốc gia khác sẽ mất dần. Do đó, đối với thị trường xuất khẩu, Tân Long sẽ điều hành xuất khẩu linh hoạt, tùy thuộc vào giá thành mà điều chỉnh mục tiêu, song song đó là khai thác mạnh xuất nhóm gạo thơm.
“Mục tiêu lớn nhất hiện nay của Tân Long trong lĩnh vực lúa gạo chính là phục vụ thị trường bán lẻ nội địa. Tổng sản lượng gạo tiêu dùng trong nước đang ở mức khoảng 11 triệu tấn/năm. Trong đó gạo đóng túi có thể truy xuất được nguồn gốc và được xây dựng thương hiệu một cách bài bản ước lượng chiếm khoảng 10%/ tổng tiêu dùng gạo, nghĩa là ở mức 1,6 – 1,7 triệu tấn. Và mục tiêu của chúng tôi là nỗ lực hướng đến 10% của con số 1,6 – 1,7 triệu này.”, ông Nguyễn Chánh Trung, Phó tổng giám đốc Tập đoàn Tân Long nhấn mạnh.
Vẫn theo vị Phó tổng này thì việc áp dụng tiêu chuẩn gạo quốc gia phải nhấn mạnh được truy xuất nguồn gốc, xác định vùng nguyên liệu, thực hành sản xuất nông nghiệp tốt (VietGAP, GlobalGAP) như Tân Long đang thực hiện giúp nhận diện kịp thời những khó khăn, thách thức trong sản xuất lúa gạo, tránh được các rủi ro, góp phần thúc đẩy toàn diện ngành nông nghiệp Việt Nam phát triển, đặc biệt là mặt hàng lúa gạo.

NGUYỄN HUYỀN

Nguồn: bizlive.vn

Exit mobile version