Hàng không Việt, một năm vượt nghịch cảnh

Rate this post
Cách ngành hàng không Việt Nam đã vượt qua đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng do Covid-19 gây ra và đang xoay sở để trở lại hoạt động bình thường hiện nay là thực sự ấn tượng.

Những ngày cuối năm 2019 tại châu Á đã hình thành những đám mây đen của một đại dịch mới, mà có lẽ khi ấy nhân loại chưa đánh giá đúng mực sự tác động của nó.

Bầu trời “quang đãng” ở nhiều khu vực trên thế giới đã có những nhiễu động. Và đến đầu năm 2020, ảnh hưởng của đại dịch Covid-19 đối với nền kinh tế toàn cầu nói chung cũng như lĩnh vực vận tải hàng không nói riêng đã thực sự nghiêm trọng.

Theo báo cáo của Tổ chức Lợi ích Hàng không (www.avitationbenefits.org, trụ sở tại Thụy Sỹ), vào thời điểm cao điểm nhất ngừng hoạt động thì lưu lượng giao thông ngành hàng không giảm tới 94% so với cùng thời điểm năm 2019. Khoảng 2/3 số máy bay thương mại trên thế giới đậu trong kho khi các chính phủ nhanh chóng hạn chế đi lại ở mọi nơi trên thế giới.

Tác động tức thì được biết đến trên khắp các nền kinh tế và hàng triệu gia đình. Có thể sẽ mất ít nhất 4 năm để lưu thông để trở về mức trước Covid. Bên cạnh sự sụt giảm lớn về lưu lượng giao thông, việc ngừng hoạt động do Covid-19 sẽ có những tác động lâu dài và đáng kể đến vận tải hàng không và nền kinh tế rộng lớn hơn.

Tình trạng mất việc làm trên thực tế rất nặng nề. 4,8 triệu các công việc hàng không trực tiếp trên toàn cầu có thể bị mất do tác động của Covid-19 (giảm 43% so với mức trước Covid).

Trong đó: 1,3 triệu công việc tại các hãng hàng không (giảm 36% so với trước dịch Covid); 220.000 công việc tại đơn vị điều hành bay (giảm 34%); 3,2 triệu công việc khác tại sân bay (giảm 55%); 151.000 công việc trong hàng không vũ trụ dân dụng (giảm 11%)

Số lượt hành khách vào năm 2020 là 2,2 tỷ, giảm từ 4,5 tỷ vào năm 2019.

Doanh thu cho các hãng hàng không dự kiến giảm 50% cho năm 2020: khoảng 419 tỷ USD, tổng số lỗ 84,3 tỷ đô la bởi các hãng hàng không trên thế giới.

Bức tranh toàn cảnh ngành hàng không quốc tế chưa bao giờ tồi tệ đến vậy!

Ngành vận tải hàng không đóng vai trò quan trọng trong nền kinh tế Việt Nam. Có nhiều cách khác nhau để đo lường tác động của vận tải hàng không đối với nền kinh tế.

Thông thường đó là khối lượng công việc được tạo ra, chi tiêu của các hãng hàng không và chuỗi cung ứng của họ tạo ra bằng các luồng thương mại, du lịch và đầu tư dẫn đến từ người sử dụng dịch vụ của tất cả các hãng hàng không.

Tất cả mang đến một góc nhìn khác nhưng sáng tỏ về tầm quan trọng của vận tải hàng không.

Trước khi cơn bão Covid-19 tấn công, Việt Nam, với dân số gần 96 triệu người, là một trong những thị trường phát triển năng động nhất trên toàn cầu. Hơn 100 triệu lượt khách đã đến khám phá Việt Nam chỉ trong năm 2019. Không ai phủ nhận sự thật rằng thị trường này sẽ ngày càng mở rộng và bùng nổ.

Nhưng đón đầu 2020, Covid-19 ập đến khiến ngành hàng không Việt Nam trong năm qua đã đứng trước một thách thức quá lớn. Tuy nhiên, cách ngành hàng không Việt Nam đã vượt qua đỉnh điểm của cuộc khủng hoảng và đang xoay sở để trở lại hoạt động bình thường hiện nay là thực sự ấn tượng.

Tuy nhiên, trong nguy cơ vẫn song hành nhiều cơ hội. Điều đã giúp hàng không Việt Nam khỏi tình trạng đình trệ hoàn toàn là cơ sở hạ tầng kết nối nội địa rất phát triển. Chắc chắn với các hạn chế kiểm dịch và hạn chế đi lại, các dịch vụ địa phương cũng bị giảm đi đáng kể, nhưng không quá lâu, vì cho đến giữa tháng 6, hầu hết các hãng hàng không Việt Nam đã thành công trong việc khôi phục lượng chuyến bay trước dịch.

Khả năng khởi động lại gần như 100% các chuyến bay nội địa phụ thuộc rất nhiều vào mức độ sẵn sàng bay trở lại của du khách. Nếu như các hãng hàng không ở nhiều nước đang vô cùng chật vật thì ở Việt Nam, hệ số tải hành khách hiện đạt gần 70%.

Các hãng hàng không Việt Nam cũng đang nỗ lực tối đa để có đủ số lượng hành khách nhằm giảm thiểu các vấn đề về dòng tiền và duy trì độ phủ tất cả các chỗ cho các chuyến bay trong tương lai.

Không thể bỏ qua thực tế là giai đoạn từ năm 2020 cho đến năm 2025, ngành hàng không Việt Nam nói riêng hay của nhiều quốc gia khác nói chung sẽ vẫn gặp nhiều khó khăn do hệ quả Covid. Bản thân sự hỗ trợ của Chính phủ cũng đã góp phần giảm áp lực cho các hàng hàng không bằng Thông tư 19/2020/TT-BGTVT ngày 1/9/2020. Các hãng hàng không được giảm 50% chi phí hạ cất cánh, phục vụ mặt đất và điều hành bay, giúp các hãng tiết kiệm chi phí.

Có khả năng, Chính phủ sẽ tiếp tục hỗ trợ giảm thuế môi trường nhiên liệu bay và giảm chi phí phục vụ mặt đất, hạ cất cánh đến hết năm 2021 và tiếp tục thực hiện chương trình cho vay ưu đãi. Đây cũng được xem là động thái làm ấm dần lên bức tranh ngành hàng không Việt Nam cuối năm 2020.

Những ngày cuối năm 2020, hãng hàng không tư nhân Bamboo Airways đã đạt danh hiệu “Hãng hàng không khu vực hàng đầu châu Á” (Asia’s Leading Regional Airlines) do tổ chức World Travel Awards bình chọn.
Cụ thể, theo công bố của World Travel Awards, Bamboo Airways vượt qua các ứng cử viên đến từ nhiều quốc gia như Ana Wings (hãng hàng không trực thuộc All Nippon Airways, Nhật Bản), SilkAir (hãng hàng không trực thuộc Singapore Airlines, Singapore), Sriwijaya Air (Indonesia) và Vistara (Ấn Độ).
Tính đến nay, Bamboo Airways đã vận chuyển hơn 5 triệu lượt hành khách trên những chuyến bay an toàn tuyệt đối, với tỷ lệ đúng giờ trung bình cao nhất toàn ngành hàng không Việt Nam năm 2019 và 11 tháng đầu năm 2020 (theo số liệu của Cục Hàng không Việt Nam). Hãng luôn ghi nhận chỉ số hài lòng của khách hàng đạt 4,5/5 và được người tiêu dùng bình chọn là hãng hàng không có dịch vụ tốt hàng đầu Việt Nam.

LÊ MAI

Nguồn: bizlive.vn

Exit mobile version