Doanh nghiệp Việt không còn đứng ngoài cuộc chơi “chuyển đổi số” EVT

Rate this post

Đó là chia sẻ của anh Trần Văn Tiên – CEO Thương hiệu trang sức Em Và Tôi (EVT). Nếu so sánh với cách đây 10 năm, khi  đơn vị ông tiên phong đưa doanh nghiệp mình lên online, thì bức tranh dễ nhận thấy là các doanh nghiệp Việt Nam nói chung và cùng ngành nói riêng đã chú trọng đến việc ứng dụng số trong kinh doanh. Điều đó cho thấy họ không còn đứng… ngoài cuộc chơi nữa.

Là đơn vị tiên phong áp dụng kinh doanh trên nền tảng thương mại điện tử, đồng thời cũng là doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam đưa một mặt hàng xa xỉ là vàng bạc đá quý lên online từ năm 2011, đến nay Công ty TNHH Trang sức Em Và Tôi (EVT) đã sở hữu hệ thống website hoàn chỉnh với hơn 28.000 sản phẩm trưng bày như 1 showroom online trên nền tảng internet với đầy đủ tính năng bảo mật thông tin, chăm sóc khách hàng, giao hàng, thanh toán và các chương trình khuyến mại. Khi mà cơn bão covid – 19 đi qua làm đứt gãy chuỗi cung ứng sản xuất, kinh doanh, thay đổi hành vi mua sắm của người tiêu dùng đã tạo động lực và cú hích cho việc chuyển đổi số của các doanh nghiệp. Tuy nhiên bên cạnh lợi thế của những doanh nghiệp đi trước là rất nhiều những khó khăn của những đơn vị đi sau. Vậy làm thế nào để bắt đầu chuyển đổi số cho doanh nghiệp, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với anh Trần Văn Tiên – CEO Em Và Tôi (EVT).

Anh Trần Văn Tiên – CEO trang sức EVT

Thưa anh, các chuyên gia nhận định rằng chuyển đổi số không còn là. Nhu cầu muốn hay không mà là yếu tố bắt buộc giúp DN không bị thụt lùi hoặc gián đoạn. Là đơn vị tiên phong ứng dụng công nghệ số trong sản xuất và kinh doanh, anh nghĩ gì về điều này?

Tại các nước trên thế giới chuyển đổi số đã được triển khai từ lâu và mang về những đế chế kinh doanh khổng lồ như Amazon, Aliba… Tuy nhiên ở nước ta dường như nhiều doanh nghiệp vẫn thờ ơ và đứng ngoài cuộc. Nhưng phải đến giữa năm 2020 khi cơn bão Covid – 19 quét qua, chính quyền, doanh nghiệp và người dân nhận thấy vai trò của chuyển đổi số là cực kỳ quan trọng. Tại sao vậy, vì dân số VN hơn 97 triệu người, có 68 triệu người Việt Nam sử dụng internet, có nghĩa là 70% người Việt dùng internet, hàng năm người dùng internet tăng 10%. Và đa số người dùng internet sử dụng mạng xã hội, 60 triệu người Việt Nam có tài khoản Facebook, trong đó trung bình 1 ngày người Việt sử dụng internet hơn 6 giờ đồng hồ. Chúng ta bỏ rất nhiều thì giờ để kết nối, tương tác với thế giới bên ngoài. Vậy thì việc đưa doanh nghiệp lên online vừa tiết kiệm được ngân sách, kết nối với khách hàng và doanh thu vẫn chảy đều trong khi với phương thức kinh doanh truyền thống chúng ta bị gián đoạn và chi phí mặt bằng, nhân sự tạo ra áp lực rất lớn cho doanh nghiệp. Nên việc chuyển đổi số là tất yếu nếu doanh nghiệp không muốn bị tụt lùi thậm chí là phá sản.

 

Việc đưa thương hiệu và sản phẩm online là xu hướng tất yếu

THẮT LƯNG VÀNG

Tuy nhiên báo cáo Khoa học – Công nghệ và Đổi mới sáng tạo được Ngân hàng thế giới công bố cho thấy chỉ 20% doanh nghiệp sử dụng quy trình số hoá hoàn chỉnh trong triển khai các chức năng kinh doanh chung. Tỷ lệ này cho thấy thực trạng gì ứng dụng công nghệ số tại Việt Nam như thế nào, thưa anh?

Hiện tại với tốc độ tăng trưởng kinh tế của chúng ta và Covid xảy ra tạo ra cú hích cực mạnh cho doanh nghiệp. Những năm 2020 trở về trước, các DN nhìn chuyển đổi số như một xu hướng, tôi sẽ nghiên cứu, cân nhắc doanh nghiệp của tôi sẽ làm gì, sẽ đầu tư như thế nào. Nhưng từ năm 2021 tôi nhìn thấy một tín hiệu cực kì rõ ràng, các doanh nghiệp không đứng ngoài cuộc chơi chuyển đổi số nữa. Nhưng đây là quá trình cần thời gian để hoàn thiện cơ sở vật chất, quy trình và con người… do đó không thể một sớm một chiều được. Vậy nên 20% là con số đầy lạc quan của thị trường.

Tại EVT chúng tôi cũng mất hơn 2 năm hoàn thiện nền tảng số cho doanh nghiệp. Vì là đơn vị tiên phong nên hầu hết mọi phần mềm đều phải tự nghĩ, tự viết các yêu cầu sau đó tìm đến các công ty lập trình uy tín nhất để làm cùng họ. Làm ngày làm đêm và có khoảng thời gian dài anh chỉ ngủ có 3 – 4 tiếng đồng hồ. Thậm chí có những phần mềm vừa hoàn thiện xong lại phải cải tiến tiếp… cứ như vậy trong 10 năm qua là những khoản đầu tư không tiếc về tài chính cùng công sức cho nền tảng công nghệ EVT. Nói vậy để các doanh nghiệp hình dung được đường đi của chuyển đổi số là một con đường dài, cần có chiến lược và sự kiên định.

Là đơn vị đi tiên phong ứng dụng chuyển đổi số trong phát triển doanh nghiệp, anh đã thu được những thành tựu gì trong kinh doanh?

Với EVT, chúng tôi đã có mối liên hệ với khách hàng qua online từ trước, có quy trình và chăm sóc khách hàng online, quy trình làm việc online… Do vậy khi dịch bệnh xảy ra tất cả đều vận hành online doanh số vẫn duy trì tốt, nhân viên không bị cắt giảm lương. Và điều tôi tự hào nhất là vẫn giữ được hệ thống của mình là những con người điều này giảm thiểu ghánh nặng cho xã hội.

Nhờ việc phát triển mô hình kinh doanh online nên doanh số EVT duy trì tốt, nhân sự không bị cắt giảm lương khi dịch bệnh diễn ra

Về mặt quản lý chúng tôi vẫn quản lý được hiệu suất làm việc của nhân sự. Ngoài ra nhờ có quy trình đào tạo online nên tiết kiệm được ngân sách, rút ngắn thời gian, từ 1 người có thể đào tạo ra 1000 con người và như vậy doanh nghiệp không bị lệ thuộc quá nhiều vào con người. Đặc biệt với doanh nghiệp online, EVT không bị giới hạn về vị trí địa lý – không gian – thời gian – tiếp cận nhiều đối tượng khách hàng hơn. Ngoài ra nhờ có sự cải tiến liên tục về mẫu mã, công nghệ đến nay EVT cũng tự tin sánh ngang với các doanh nghiệp đàn anh đàn chị cùng ngành.

Tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vàng bạc truyền thống vừa và nhỏ dường như vẫn loay hoay với chuyển đổi số và đó không phải là bước đi chiến lược của họ. Vậy điều gì đã hạn chế bước chuyển mình, thưa anh?

Nhiều doanh nghiệp truyền thống vẫn quen với cách bán hàng theo mối quan hệ từ bao đời mà cha ông họ vẫn làm. Do vậy họ ngại thay đổi. Bên cạnh đó là tuổi tác cũng là rào cản rất lớn cho nhiều chủ đơn vị cùng ngành. Tuy nhiên khi dịch bệnh xảy ra, sự hạn chế tiếp xúc khiến cho hành vi người tiêu dùng thay đổi buộc các doanh nghiệp nghĩ đến bài toán chuyển đổi nhưng họ lại không biết nên bắt đầu như thế nào dẫn đến sự lúng túng, không nhất quán trong triển khai, không có chiến lược dài hơi… nên dẫn đến làm nửa vời, chi phí tốn kiém mà không đạt hiệu quả nên bỏ cuộc.

Vậy chuyển đổi số thì hãy bắt đầu từ 2 việc: Một là: Đăng ký bảo hộ cho nhãn hàng của mình vì một thực trạng là nhiều đơn vị bị mất trắng tên thương hiệu chỉ vì sự chủ quan và lơ là trong việc đăng ký bảo hộ. Hai là: Tên miền – website – page, đầu tư nghiêm túc và làm thật bài bản

Để có thể rút ngắn được thời gian thì hãy tìm một đơn vị uy tín để họ tư vấn và cung cấp các giải pháp cụ thể, chi tiết thay vì lọ mọ tự mày mò. Có một sự bảo đảm rằng với cách làm như vậy sẽ sớm muộn thu được quả ngọt cho những doanh nghiệp làm thật sự nghiêm túc.

Vâng! Xin cảm ơn chia sẻ của anh và chúc EVT ngày càng phát triển.

Mọi thông tin chi tiết https://trangsucvn.com/

Minh Khôi

Link nguồn: https://doisongphapluat.nguoiduatin.vn/dspl/doanh-ngiep-viet-khong-con-dung-ngoai-cuoc-choi-chuyen-doi-so-a519005.html

Exit mobile version