Chứng khoán 24/4: VNM tăng kịch trần kéo VN-Index đảo chiều tăng điểm

Rate this post

Khối ngoại tranh thủ bán ròng tới gần 100 tỷ đồng trên cổ phiếu VNM trong phiên cổ phiếu này tăng kịch trần, vượt ngưỡng 100.000 đồng/cổ phiếu.

Dòng tiền chảy vào thị trường mạnh mẽ hơn về cuối phiên trong khi lực bán yếu dần giúp VN-Index đảo chiều tăng. Tuy nhiên, càng đến gần ngưỡng 780 điểm lực kéo lại có sự lưỡng lữ nhất định khiến chỉ số chưa thể bứt phá rõ rệt.
Kết thúc phiên giao dịch cuối tuần, VN-Index tăng 2,75 điểm (+0,36%) lên 776,66 điểm với thanh khoản 3.933 tỷ đồng trong đó giá trị thỏa thuận đạt 732 tỷ đồng.
Sắc xanh xuất hiện trên nhiều cổ phiếu nhóm Bluechips như REE (+3,73%), MSN (+2,23%), HPG (+2,31%), PLX (+1,6%), VPB (+3,02%),… đặc biệt VNM, CTD, FRT cùng bộ đôi cổ phiếu ngành thép HSG, NKG đồng loạt tăng kịch trần “trắng bên bán” tạo hiệu ứng tốt lên tâm lý nhà đầu tư.
Ở chiều ngược lại, VHM (-2,4%) giảm sâu là gánh nặng đè lên chỉ số. Một loạt cổ phiếu vốn hóa lớn khác như VCB (-0,4%), SAB (-0,33%), BID (-0,55%), VJC (-1,03%), BVH (-0,63%), MWG -0,6%),… vẫn điều chỉnh tuy nhiên đà giảm đã được thu hẹp đáng kể.
Đáng chú ý, khối ngoại tiếp tục đẩy mạnh bán ròng 309 tỷ đồng trên HoSE chủ yếu tập trung vào VNM với giá trị bán ròng lên đến gần 100 tỷ đồng.
Trên HNX, diễn biến giằng co trên nhóm cổ phiếu vốn hóa lớn khiến chỉ số HNX-Index chỉ tăng vỏn vẹn 0,01 điểm (+0,01%) lên 106,97 điểm với thanh khoản 305 tỷ đồng.
Chỉ số UpCOM-Index giảm 0,08 điểm xuống 51,66 điểm do ảnh hưởng của ACV (-1,8%), VEA (-0,9%) và sự chùng xuống của nhóm Viettel.
=========
Càng về cuối phiên sáng lực cầu càng quyết đoán hơn giúp nhiều cổ phiếu vốn hóa lớn thu hẹp đà giảm thậm chí tăng điểm. Nhờ đó, VN-Index tạm kết phiên sáng chỉ còn giảm 0,55 điểm (-0,07%) xuống 773,36 điểm với thanh khoản 2.185 tỷ đồng trong đó giá trị thỏa thuận đạt 370 tỷ đồng.
Sự khởi sắc của VNM (+5%) tiếp tục là động lực chính dẫn dắt thị trường hồi phục. Vinamilk dự kiến sẽ mua lại 17,5 triệu cổ phiếu, tương đương 1% tổng khối lượng cổ phiếu đang lưu hành để làm cổ phiếu quỹ. Đây là lần mua cổ phiếu quỹ mạnh tay nhất của Vinamilk kể từ khi doanh nghiệp này lên sàn đầu năm 2006.
Trong khi đó, VIC (+0,5%), GAS (+0,3%), CTD (+3%), REE (+3,2%) đảo chiều tăng xanh giúp thu hẹp đáng kể đà giảm của chỉ số.
Tuy nhiên, nhiều cổ phiếu Bluechips như VHM (-2,4%), BVH (-1,6%), BID (-1%), CTG (-0,5%), MWG (-1,2%),…vẫn chưa thoát nhịp điều chỉnh. Ở chiều ngược lại, nhóm cổ phiếu thép đang diễn biến tích cực với HPG (+2,1%), HSG (+6,8%), NKG (+6,2%) đồng loạt tăng mạnh.
Đáng chú ý, cổ phiếu FRT tiếp tục tăng kịch biên độ qua đó nối dài chuỗi tăng điểm lên 7 phiên liên tiếp trong đó có 6 phiên tăng trần.
Khối ngoại tiếp tục bán ròng 127 tỷ đồng trên HoSE chủ yếu tập trung vào các Bluechips như VNM, VCB và VRE,… đang phần nào kìm hãm đà phục hồi của thị trường.
Trên HNX, chỉ số HNX-Index cũng thue hẹp đáng kể đà giảm xuống còn 0,11 điểm (-0,1%), tạm dừng ở mức 106,86 điểm nhờ ACB và SHB hồi về tham chiếu.
Trong khi đó, chỉ số UpCOM-Index vẫn giảm 0,12 điểm xuống 51,62 điểm bất chấp nỗ lực đến từ nhóm cổ phiếu Viettel.

======

Thị trường chứng khoán phiên cuối tuần diễn ra trong bối cảnh VN-Index đang dao động trong vùng tương đối nhạy cảm. Mở cửa với sắc xanh tràn ngập, thị trường nhanh chóng đón nhận lực bán xuống và có thời điểm giảm gần 7 điểm chỉ sau ít phút giao dịch. Tuy nhiên, cầu bắt đáy cũng sớm nhập cuộc giúp thu hẹp đà giảm của chỉ số VN-Index.

Phần lớn cổ phiếu các nhóm ngành quan trọng như ngân hàng, dầu khí, bất động sản đều đang điều chỉnh.

Sau thông tin về việc mua cổ phiếu quỹ số lượng lớn, VNM (+2,9%) là điểm tựa hiếm hoi giúp níu lại đà giảm của thị trường.

Ở chiều ngược lại, nhiều Bluechips như VIC (-0,5%), VCB (-1,2%), VHM (-2,1%), BVH (-1,3%), MSN (-1%), MWG (-1,8%),… đồng loạt điều chỉnh tạo áp lực lớn lên chỉ số.

Tại thời điểm 10h sáng, VN-Index tạm thời giảm 5,11 điểm (-0,66%) xuống 768,8 điểm với thanh khoản 1.100 tỷ đồng .Khối ngoại cũng tranh thủ bán ròng 17 tỷ đồng trên HoSE, chủ yếu tập trung vào VNM, VCB.

Trên HNX, ảnh hưởng từ các cổ phiếu vốn hóa lớn như ACB (-1%), SHB (-1,2%) khiến HNX-Index cũng giảm 0,85 điểm (-0,8%) xuống 106,11 điểm với thanh khoản 87 tỷ đồng.

Trong khi đó, chỉ số UpCOM-Index giảm 0,25 điểm xuống 51,48 điểm với thanh khoản 53 tỷ đồng do diễn biến không mấy khả quan của ACV (-1,3%) và VEA (-0,9%).

THANH HÀ

Nguồn: bizlive.vn

Exit mobile version